Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đọc văn bản văn chương như là quy ước

Go down 
Tác giảThông điệp
win
Admin
win


Tổng số bài gửi : 6
Join date : 03/01/2011

Đọc văn bản văn chương như là quy ước  Empty
Bài gửiTiêu đề: Đọc văn bản văn chương như là quy ước    Đọc văn bản văn chương như là quy ước  EmptyMon Jan 10, 2011 7:49 pm

Đọc văn bản văn chương như là quy ước (*)
(Toquoc)- Tại sao hầu hết các giải thưởng văn chương ngày nay đều bị chỉ trích và có thể liên tục đem đến những điều bất lợi cho chính người nhận nó? Có thể tìm được câu trả lời về vấn đề này từ nhiều phía khác nhau. Chẳng hạn như từ văn bản dự thi, cách tổ chức đến người tham gia chấm, đến các tiêu chí của giải thưởng…

Đọc để kiến tạo giá trị cho một văn bản, hoặc đọc như là diễn giải văn bản khó tránh khỏi công việc trích dẫn, thao tác trích dẫn. Trích dẫn là để đáp ứng đòi hỏi đã được quy ước ngầm, đó là một cách trình ra bằng chứng về điều đang nói của người đọc. Mọi trích dẫn của bất cứ chủ thể diễn giải nào cũng luôn chịu sự kiểm chứng của những người đọc đến sau. Cái được trích dẫn ra nhiều khi chỉ là một mảnh vỡ, một mảnh vụn của văn bản, nếu không muốn nói nó là sự xuyên tạc văn bản, không hơn không kém. Cái được trích dẫn chính là cái mà người ta đã đọc được, đã rút ra một cách đầy chủ quan từ một hệ thống các kí hiệu ngôn từ nhất định. Chúng tôi muốn nhấn mạnh: cái được trích dẫn có tính chủ quan, chứ không phải khách quan hay trung tính. Còn một điều đáng nói nữa, người ta luôn chứng tỏ ra là họ đọc văn bản một cách nghiêm túc và khoa học, trong khi họ đã xuyên tạc, và cho rằng văn bản kia là một văn bản tồi tệ. Họ nói về văn bản một cách mỉa mai, giọng điệu hài hước hoặc bất bình - như chúng ta vẫn thường thấy và không có cách nào khác là phải đối diện với họ. Thực ra, cả “văn bản gốc” lẫn cái mảnh văn bản được tạo ra từ đó - chỉ là một ngôn ngữ khác về chính bản thân kẻ đọc và kẻ viết ra chúng, thậm chí chỉ là một màu của tấm vải dệt, một văn bản rộng hơn nữa.

Trước chúng tôi, bày ra một cách đọc, một cách hiểu của một đám đông về một văn bản văn học(*). Đúng hơn, đã xuất hiện nhóm người (chưa rõ căn cước): trong khi xúm vào bàn về giải thưởng và cùng đi tìm những câu thơ hay, họ đã đấu tố một văn bản, tuyên bố rằng họ định đoạt xong phẩm chất cho một văn bản văn học. Chúng ta hầu như chỉ nhận được những đánh giá tủn mủn, vặt vãnh từ đám người ẩn danh kia. Đám đông đó, mỗi khi bình luận thỏa mãn tâm lí nhất thời của mình đã góp thêm nhiều “tiếng ồn” làm nhiễu đời sống - giá trị văn học, đã làm loạn sự chân - ngụy. Họ - chính cái đám đông đang nổi lên ấy, nhân danh sự thật, sự công bằng, tự nhận về mình cái thẩm quyền được tuyên cáo các văn bản viết, của bất kì ai, do ai bảo lãnh. Họ giành quyền lí giải các văn bản văn học, định đoạt số phận của chúng hệt như một trò chơi bất quy tắc, một trò chơi không có người cầm trịch. Sự đọc cứ như vậy bon đi đều đều, và đến lúc nào đó khiến cho đám đông đọc văn trở thành cái có vấn đề nhất, đáng nói nhất, đáng nói hơn cả cái vấn đề mà họ phát đã phát giác ra, và tố lên trên mặt báo, blog. Đọc tựa như một sự xuyên tạc văn bản. Đọc văn bản văn chương như là đọc tiểu sử.

Hoàn cảnh trên khiến cho chúng ta băn khoăn tự hỏi tại sao hầu hết các giải thưởng văn chương ngày nay đều bị chỉ trích và có thể liên tục đem đến những điều bất lợi cho chính người nhận nó? Có thể tìm được câu trả lời về vấn đề này từ nhiều phía khác nhau. Chẳng hạn như từ văn bản dự thi, cách tổ chức đến người tham gia chấm, đến các tiêu chí của giải thưởng… Tất thảy đều gây ra một nỗi hoài nghi cần có; chúng thiếu sự công khai, thiếu sự thay đổi, thiếu người tài và thiếu cả các tiêu chí xác lập các giá trị đích thực. Vậy có thể nghĩ rằng viết văn là nghề dễ gặp nguy hiểm, dễ bị vạ bút mực không? Tôi nghĩ có thể như thế, nếu một nơi nào đó đã đặt ra một quy chế phát ngôn quá chặt chẽ, nếu nhóm người nào đó bằng nhiều cách khác nhau đòi độc quyền định đoạt các giá trị và cho rằng chỉ có mình nắm chân lí mà thôi. Ngôn ngữ đâu phải lúc nào cũng phục tùng nhà văn, đôi khi nó phản bội anh ta, chống lại anh ta, ngôn ngữ xuyên tạc tư tưởng của tác giả. Ngôn ngữ là một phương tiện dễ bị lợi dụng bởi nó có thể tạo ra “nhà văn”, nó bị đánh đồng với nhà văn, nhất là nhân cách, phẩm giá của họ. Chẳng biết từ bao giờ, câu nói văn là người biến thành một nguyên tắc đánh giá có hiệu lực. Sức mạnh của nó, được nâng lên thành một quy chế đánh giá. Quy chế đó thường được người ta đưa ra để dễ buộc tội, quy tội cho cá nhân, cũng dễ đề cao cá nhân. Chính nó tiên quyết hành vi ngôn ngữ và tư duy của những người phán xét văn bản.

Sự thực là, ngay cả khi người viết chọn sự im lặng, vắng mặt trước một cuộc “xử chữ” rất ồn ào nào đó thì đám đông vẫn cứ tuyên tội gì đó cho kẻ viết. Cái mới, ở những trường hợp ấy, là một chiêu bài, một luận điệu mà người ta cần đến, nhằm chỉ trích người cầm bút. Theo đó, người viết nào không tạo được cái mới, không có phát minh, người đó sẽ có tội, bị buộc tội, đó là một người thừa, một người không được dung nạp. Dường như ai cũng có quyền tạo cho văn bản một cái tội gì đó. Cái cũ bị đồng nhất với cái tội; cái tội luôn được treo lơ lửng trên đầu mọi văn bản. Dường như ai cũng cho mình cái quyền nhân danh cái mới, tự cho mình đã hiểu về cái mới, định nghĩa được thế nào là mới, để đánh giá một văn bản. Cái mới thường được đồng nhất với công lao đóng góp; người tạo ra cái mới được xem là người có công lao, đó là một người đi tiên phong, khai mở một cái gì đó mà trước đó chưa từng thấy, chưa được biết đến. Sở dĩ cứ đến chung cuộc người viết thường bị phán tội vì anh ta can dự vào cuộc bình bầu công lao. Câu chuyện công lao của người viết thường xuyên thách thức người đọc, thách thức từ những người làm phê bình lí luận đến người làm quản lí văn hóa, văn nghệ. Song, về bản chất, chẳng có cái gì hoàn toàn mới, cũng chẳng có gì là cái đầu tiên cả. Cũng cần nói thêm rằng, việc kẻ viết thường xuyên bị phán tội còn có nguyên do khác: anh ta luôn đi chệch khỏi đường ray, luôn nuôi dưỡng ý thức chống lại những mệnh lệnh răn cấm, những vấn đề nhạy cảm. Quy định bất thành văn là người nào nói về những điều cấm kị, không viết đúng vào cái giai điệu đã được sắp sẵn hoặc không chiều viết theo thị hiếu của “đám đông lí trí” thì người đó dễ bị trừng phạt, bị gạt ra bên lề. Sự đọc văn bản dần dần bị quy giản vào chuyện cũ - mới, và vào cái khung công và tội. Viết là như là quy ước và như là một hành động mạo hiểm.

Tôi nghĩ đọc như là quy ước. Sự đọc văn bản văn chương cần thoát khỏi mọi sự câu thúc. Nhưng để đọc người ta vẫn luôn phải xác lập cho văn bản một cái chuẩn nào đó để có thể quy chiếu vào đó, đọc là quá trình liên hệ các văn bản với nhau, nhất là khi muốn tìm một cái khác. Đọc là sự gán nghĩa cho văn bản. Sự đa bội ý nghĩa của văn bản phụ thuộc vào các cách đọc khác nhau, vào những lần đọc khác nhau trong các khung cảnh cảm nhận, diễn giải cũng không giống nhau.

Mỗi văn bản là một bản quy ước về hiện thực, một cách sáng tạo ra hiện thực theo quy ước tiên quyết của truyền thống văn chương, theo quy chế phát ngôn có sức nặng của thời hiện tại và theo sự thỏa thuận ngầm, đôi khi rất lỏng lẻo giữa cá nhân người viết và người đọc chúng. Chẳng có một nhà văn nào, dù ở bất kỳ đâu, có thể viết ở bên ngoài các thiết chế xã hội, một khi anh ta còn phải dùng đến ngôn ngữ và hệ thống tri thức đương thời. Nhà văn sử dụng một kiểu ngôn ngữ, đồng thời bị khuôn theo một kiểu tư duy, một cách tạo dựng khái niệm, phải dùng lại một văn bản đã bao bọc anh ta, ảnh hưởng đến anh ta, trích dẫn cái văn bản nào đó, những kí hiệu đã biết rồi. Theo ý nghĩa như thế, chúng ta không nên nuôi ảo tưởng rằng nhà văn đích thực là người biết hay có thể sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ hoàn toàn mới, mới hơn cái ngôn ngữ mà chúng ta thường dùng hoặc quen được đọc. Nhà văn trước hết là một người như bao người khác, sử dụng thứ ngôn ngữ có sẵn để diễn đạt, sử dụng các mã tri thức đang được truyền đi trong thời đại anh ta, những tri thức đã được hợp thức hóa, chính thống hóa, thậm chí bị quy chế hóa, mà không phải bao giờ bản thân họ cũng nhận ra và có thể né tránh được một cách tuyệt đối. Nhà văn nào cũng bị hệ tư tưởng thống trị đe dọa tước mất ngôn ngữ cá nhân, cũng luôn luôn bị uốn nắn hình thức cảm nhận và tái tạo các giá trị thẩm mỹ, hiện thực; anh ta khó tránh khỏi sự tác động của đám đông dư luận, đám đông cầm bút. Anh ta là người dễ bị tổn thương, dễ bị kết án. Sống và nghĩ trước các tình thế, các khung cảnh phức tạp kiểu như thế, một mặt, họ chấp thuận đi theo quy ước có trước họ một cách vô điều kiện, nhưng là những sự quy ước đã được nâng lên thành một thiết chế, hay thành một mệnh lệnh; mặt khác họ chống đối nó, cố gắng phá bỏ những quy ước gò bó họ và những quy chế phát ngôn đang cầm tù họ, bằng các này hay cách khác, và ở mức độ này hay mức độ kia.

Tựu trung, các quy ước vô hình nhưng có ở khắp nơi; nó vừa lớn hơn kích cỡ tư duy của chủ thể, và có thể nuốt chửng chủ thể, vừa có phần hẹp hơn sự hoạt động của chủ thể, và bị chính mỗi chủ thể điều chỉnh, phá vỡ theo cách riêng của anh ta. Nhà văn vừa là tù nhân của ngôn ngữ, vừa là kẻ chống lại ngôn ngữ.

Hoài Thu
Về Đầu Trang Go down
https://yeuvanhoc.forumvi.net
 
Đọc văn bản văn chương như là quy ước
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THÀNH VIÊN VÀ CÁC CHUYÊN ĐỀ :: Sự Kiện Văn Chương Và Xã Hội-
Chuyển đến 
 
  Copyright © 2009 - 2010, TeenClick. All rights reserved.
  Sáng lập: Đinh Trung Thành (Deon)
  Thiết kế: Deon. Phát triển: Thành viên TeenClick.
  Liên hệ quảng cáo:
  Đinh Trung Thành. Phone: 0979.661.098 | Email: admin@teenclick.net
 
Diễn đàn TeenClick.Net - Thành lập ngày 08/08/2009
Website được xây dựng và phát triển bới BQT và các thành viên.
Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2009, Jelsoft Enterprises Ltd.
Hosting by Megahost.Vn.
Cộng Đồng Teen Năng Động | cong ty bao ve | cong ty ve si
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất